Một báo cáo của McKinsey cho biết, đại dịch Covid-19 đã kích hoạt một sự chuyển đổi kỹ thuật số vĩnh viễn trong thị trường B2B. Dữ liệu cho thấy có đến 80% người mua B2B không có dự định quay lại hoạt động bán hàng trực tiếp.
Một cuộc khảo sát khác của Forrester (2018), có đến hơn 70% khách hàng B2B thấy mua hàng từ trang web thuật tiện hơn so với mua hàng từ đại diện bán hàng. Có thể thấy, kỳ vọng về trải nghiệm kỹ thuật số của khách hàng đang trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Vì thế, trong bài viết này, Letweb sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về website B2B và gợi ý các chiến lược thiết kế trang thương mại điện tử B2B hiệu quả.
Website B2B đang trở thành xu hướng trong thị trường thương mại điện tử
Nội dung
1. Website B2B và những lợi ích
Trang web B2B có chức năng phục vụ sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty cung cấp cho một hoặc nhiều doanh nghiệp khác. Việc tích hợp các trải nghiệm kỹ thuật số trên nền tảng này còn giúp doanh nghiệp có thể tối đa hoá hiệu quả, tăng doanh số bán hàng và tối ưu trải nghiệm của người dùng.
Sau đây là những lợi ích nổi bật mà một trang web giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (business to business – B2B)có thể mang lại.
Khả năng mở rộng quy mô tối đa
Web B2B sẽ cho phép các doanh nghiệp dễ dàng phát triển, mở rộng quy mô để đáp ứng nhu cầu thị trường và khách hàng. Việc mở rộng quy mô có thể là mở các kênh bán hàng mới hoặc liên tục tiếp cận những phân khúc thị trường tiềm năng.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có thể mang lại giá trị và giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi với các biến động trên thị trường. Ngoài ra, bằng cách áp dụng các giải pháp đám mây, thương mại điện tử B2B có thể cải tiến công nghệ và khả năng tiếp thị của mình.
Cải thiện hiệu quả và năng suất
Thông qua tích hợp với hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) và các hệ thống kinh doanh hỗ trợ khác, trang web này mang lại hiệu quả rõ rệt cho các tổ chức B2B. Khách hàng có thể đặt hàng trực tuyến một cách thuận tiện. Còn doanh nghiệp có thể tập trung vào các tính năng để cải thiện trải nghiệm của đối tác hơn là chỉ đơn giản là mối quan hệ giữa người đặt hàng và người nhận đơn.
Nâng cao nhận thức về thương hiệu
B2B website giúp thương hiệu hiển thị thường xuyên hơn
Website B2B sẽ giúp hình ảnh của doanh nghiệp hiện diện trực tiếp. Điều này cho phép các thương hiệu quảng bá, phát triển và củng cố hình ảnh của mình ở cả thị trường trong và ngoài nước.
Nền tảng này được cho là hiệu quả để duy trì sự hiện diện và khả năng hiển thị thương hiệu của bạn trên trực tuyến. Để đạt được điều này, doanh nghiệp cần phát triển nội dung thân thiện với SEO và cải thiện xếp hạng của công cụ tìm kiếm.
Tăng doanh số bán hàng
Trang web chuẩn B2B không chỉ giúp bạn tiếp cận khách hàng tiềm năng mà còn cho phép bạn triển khai những chương trình bán kèm tự động. Thế nên, bạn có thể tăng doanh số bán hàng dựa trên việc đưa ra các đề xuất có liên quan cho khách hàng và khuyến khích họ mua hàng.
Ngoài ra, khi một website B2B được thiết kế tốt thì sẽ cung cấp thông tin đầy đủ và cần thiết cho khách hàng của bạn. Do đó, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đặt hàng.
Tính năng di chuyển đa trang
Xu hướng mua sắm của khách hàng ngày nay chủ yếu là phi tuyến tính. Thông thường, người mua B2B sẽ di chuyển từ thiết bị này sang thiết bị khác và trên nhiều nền tảng khi họ tìm kiếm sản phẩm. Vì thế, bạn cần cung cấp trải nghiệm đa kênh cho khách hàng của mình.
Lấy trải nghiệm khách hàng làm trung tâm
Mặc dù có sự khác biệt về trải nghiệm của người mua hàng lẻ và khách hàng là doanh nghiệp B2B nhưng website B2B marketing cũng cần thiết kế trực quan, nội dung phong phú và chức năng tương tác hiệu quả. Xu hướng thiết kế nền tảng thương mại B2B lấy trải nghiệm khách hàng làm trung tâm là đề xuất những sản phẩm hoặc dịch vụ dựa trên các tìm kiếm hoặc đơn đặt hàng trước đó của người dùng.
Chẳng hạn như công ty công nghệ đa quốc gia Amazon đã đặt ra tiêu chuẩn cho trang thương mại điện tử của mình là cung cấp trải nghiệm đồng đều cho người dùng trực tuyến. Bất kể họ là người mua thông thường hoặc khách hàng doanh nghiệp B2B.
Trang thương mại điện tử B2B giúp doanh nghiệp nhận đánh giá cao từ khách hàng khi sử dụng chiến lược lấy người dùng làm trung tâm
2. Các yếu tố cần biết để thiết kế Website B2B
Từ những lợi ích trên, có thể thấy, vai trò của trang web thương mại điện tử B2B là rất quan trọng với doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải trang web B2B nào cũng đáp ứng các tiêu chí này và cho ra hiệu quả kinh doanh tốt.
Sau đây là một số yêu cầu cần thiết để xây dựng website hiệu quả:
Có chiến lược mục tiêu cụ thể
Mỗi trang web nên đi kèm với hệ thống mục tiêu rõ ràng để hỗ trợ chiến lược kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp. Vì thế, trước khi bắt tay vào việc xây dựng website, bạn nên ưu tiên việc xác định các mục tiêu kinh doanh quan trọng nhất.
Để xác định mục tiêu hoạt động và chiến lược của website, bạn có thể đặt và tự giải quyết những câu hỏi giả định sau.
Về nội dung
Khách hàng của bạn đang theo dõi những trang web nào?
Người mua điều hướng qua trang web như thế nào?
Lưu lượng truy cập vào website của bạn đến từ đâu?
Xây dựng hệ thống chiến lược mục tiêu cụ thể trước khi thiết kế website B2B
Về số liệu
Tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng truy cập hiện tại đến khách hàng tiềm năng là bao nhiêu?
Các trang B2B website marketing đã được tối ưu hoá chưa?
Về tiêu điểm và khả năng sử dụng
Liệu những giải pháp mà bạn cung cấp có thực sự hữu ích với người dùng không?
Trang web hiện tại có thực hiện tốt việc giữ chân người mua thay vì đưa ra hàng loạt lời kêu gọi hành động không?
Giao diện và thiết kế của trang web có phù hợp với người dùng không?
Trang web có tương thích với các thiết bị khác không?
Nghiên cứu hành trình mua hàng khách hàng
Trước khi lập bảng nghiên cứu hành trình mua hàng của khách hàng, bạn nên xác định một chân dung khách hàng (Customer Persona) cụ thể. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ tệp đối tượng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới hơn.
Sau khi phác thảo được chân dung khách hàng mục tiêu, bạn sẽ lập sơ đồ hành trình mua sắm của khách hàng. Hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có hiểu chính xác cách mà khách hàng mình di chuyển trong quá trình mua hàng.
Thông thường, trong giai đoạn nhận thức, người mua vẫn đang hình thành vấn đề, hoặc đã xác định vấn đề nhưng không ưu tiên sửa chữa nó. Thậm chí, ở giai đoạn này, người mua có khi còn không nhận thức được vấn đề. Do đó, khách hàng cần những bài đăng blog, sách điện tử, video,… có giá trị thông tin cao.
Lập bảng nghiên cứu hành trình mua sắm của khách hàng để đưa ra các chiến lược marketing website phù hợp
Đến giai đoạn đánh giá, vấn đề đã được xác định và người mua có đưa ra quyết định để khắc phục nó. Điều này có nghĩa là khách hàng đã tiêu thụ lượng thông tin khổng lồ và sẽ mong đợi những nội dung mang tính so sánh, thảo luận.
Cuối cùng, trong giai đoạn quyết định, người mua đã nghiêng về một sự lựa chọn cụ thể, họ có thể mua hàng của bạn hoặc của đối thủ cạnh tranh và chỉ đang tìm cách biện minh cho quyết định mà họ đưa ra. Ở giai đoạn này, người mua mong đợi những thứ như bản dùng thử miễn phí, bản demo trực tiếp, phiếu giảm giá,… để trải nghiệm chất lượng sản phẩm và dịch vụ trước khi mua hàng.
Tuỳ vào từng giai đoạn mà vấn đề và nhu cầu của người mua khác nhau. Nên doanh nghiệp cần có những chiến lược tiếp cận thích hợp.
Vì vậy, bạn cần xác định chính xác những thứ mà website B2B của bạn phải làm bằng cách giả định các nghi vấn sau:
Trang web của bạn có vai trò gì trong việc hỗ trợ từng giai đoạn trong quá trình mua hàng của khách hàng.
Nội dung nào nên được tập trung đẩy mạnh: các bài báo trên blog, sách điện tử,…?
Từ sơ đồ hành trình mua sắm của khách hàng, làm thế nào để bạn đưa ra quyết định cụ thể cho doanh nghiệp?
Tạo và thử nghiệm Wireframe
Wireframe (cấu trúc dây/ khung xương) là một công cụ trực quan để thiết kế website B2B ở mức độ cấu trúc. Một wireframe thường dùng để thiết lập bản đồ và những cấu trúc cơ bản của website trước khi thiết kế trực quan.
Hiển thị khung dây này sẽ giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ hơn về ý định mua hàng của người dùng. Một khung dây trang web là nơi để bắt đầu hình thành các trang của website nên bạn cần tạo và kiểm tra tối thiểu các wireframe cho tất cả các trang chính trong luồng người dùng.
Bước đầu tiên để tạo và thử nghiệm wireframe là bạn cần xác định mục tiêu của trang, chẳng hạn như muốn người dùng nhận được điều gì sau khi đọc trang. Để thiết kế khung dây, bản thiết kế của bạn phải xác định được những tiêu chí sau:
Thông tin đi kèm trong đó.
Cách trình bày.
Thông điệp chính và luồng.
Vị trí gọi hành động.
Dẫn đường.
Ghi chú giao diện người dùng (loại hình ảnh sẽ sử dụng, loại tương tác hoặc chức năng khác).
Cần tạo và thử nghiệm wireframe trước khi thiết kế website trực quan
Để đảm bảo quy trình thử nghiệm wireframe diễn ra suôn sẻ và hiệu quả, bạn cần lưu ý một số điều sau:
Không bỏ qua giai đoạn wireframing: Bạn có thể gặp phải những sự cố bất ngờ khi tạo toàn bộ khung dây như điều chỉnh một tính năng có sẵn hoặc thêm một màn hình đơn giản vào sản phẩm đã có ngôn ngữ xác định,… Giai đoạn wireframing sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian bằng cách xác định và xử lý sớm những vấn đề đó hơn.
Tạo một vài lần lặp lại cho cùng một màn hình ở mức độ trung thực thấp.
Wireframe không được cho là để mô tả giao diện người dùng. Trên thực tế, chúng trông giống như một thiết kế nháp. Vì thế, wireframe không nên đi sâu vào khía cạnh thiết kế mọi giao diện của người dùng. Thay vào đó, hãy sử dụng một phông chữ chung, sử dụng các kích thước văn bản khác nhau để giao tiếp hệ thống phân cấp.
Hoàn thiện văn bản sớm: Đây là một phần rất lớn trong quy trình sản phẩm, tác động trực tiếp đến sự hiểu biết của người dùng – giống như thiết kế UX của bạn. Điều này cũng có nghĩa là bạn nên tránh sử dụng “lorem ipsum”.
Wireframe nên làm rõ luồng người dùng.
Làm việc một cách có tổ chức bằng cách đặt tên cho từng màn hình theo hệ thống và rõ ràng. Nói chung, tên sẽ mô tả mục đích chính của màn hình hoặc trạng thái cụ thể mà người dùng tìm thấy chính họ trên trang đó, ví dụ: ‘Đăng nhập – Mật khẩu không chính xác’ hoặc ‘Giỏ hàng – Một mặt hàng’.
Thấu hiểu được xu hướng thị trường thương mại điện tử B2B, Letweb chuyên cung cấp các giải pháp thiết kế website dành cho B2B Marketing. Nếu bạn muốn xây dựng website dành cho doanh nghiệp B2B mà không biết nên làm thế nào mới hiệu quả thì liên hệ ngay với Letweb để được tư vấn và hỗ trợ nhé.
Qua bài viết này, hy vọng bạn đã nắm được xu hướng phát triển của website B2B. Từ đó, có thể triển khai các chiến lược hoạt động kinh doanh hiệu quả và tiếp cận khách hàng tốt hơn. Nếu bạn muốn tìm hiểu những kiến thức mới về website và chiến lược marketing hiệu quả thì hãy theo dõi Letweb để xem những bài viết mới nhất nhé!