Trong quá trình vận hành, website sẽ dễ xảy ra lỗi kỹ thuật hoặc đơn giản là cần cập nhật thêm các thông tin mới để phù hợp với trải nghiệm của người dùng. Lúc này, nâng cấp website là một việc làm thiết yếu với các doanh nghiệp.
Nâng cấp website để phù hợp với trải nghiệm người dùng
Nội dung
1. Vì sao cần phải nâng cấp website?
Trong thời đại phát triển và thay đổi không ngừng của kỹ thuật số, mọi thứ vận hành nhanh hơn và dễ dàng bị đào thải nếu không bắt kịp xu hướng. Website của doanh nghiệp cũng vậy. Nếu như website cứ giữ nguyên và không cập nhật những nội dung thú vị hay thiết kế bắt mắt hơn thì sẽ rất khó để doanh nghiệp thu hút và giữ chân khách hàng tiềm năng. Vì vậy, trước khi nâng cấp website, các doanh nghiệp nên tự đặt ra những câu hỏi:
Thiết kế trên website của doanh nghiệp có lỗi thời không?
Doanh số bán hàng gần đây có giảm không?
Doanh nghiệp có thể tự tăng kết quả của mình bằng cách chụp ảnh sản phẩm tốt hơn hoặc nâng cao trải nghiệm người dùng hay không?
Lợi ích từ các website, blog và cửa hàng trực tuyến mang đến cho doanh nghiệp của bạn là gì?
Các câu hỏi trên sẽ giúp các chủ doanh nghiệp xác định rõ ràng việc cần phải làm với website – bộ mặt thương hiệu của doanh nghiệp.
1.1 Khi nào cần nâng cấp website
Website chưa nổi bật và không thể hiện được cá tính thương hiệu
Chưa được tối ưu hóa và chưa đúng chuẩn SEO
Công nghệ website lỗi thời
Giao diện di động không tương thích với nhiều thiết bị
Tốc độ tải trang chậm
1.2 Lợi ích của việc nâng cấp website
Website nổi bật hơn: Người dùng Internet ngày càng thông minh và đòi hỏi cao hơn trong trải nghiệm website. Vì vậy, một website đẹp mắt, chuyên nghiệp, dễ điều hướng và luôn cập nhật công nghệ mới sẽ giúp doanh nghiệp nổi bật hơn, đặc biệt là với đối thủ cạnh tranh.
Website chuyên nghiệp và đẹp mắt giúp doanh nghiệp nổi bật hơn
Nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng hơn: Theo Website Builder Expert, 94% khách hàng cho rằng những ấn tượng đầu tiên liên quan đến thiết kế website là cực kỳ quan trọng. Nếu doanh nghiệp thất bại ngay từ giai đoạn thu hút ban đầu thì rất khó để chuyển đổi thành khách hàng thực sự, thậm chí khách hàng sẽ chuyển sang website của đối thủ cạnh tranh.
Góp phần tăng trưởng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Các website tương thích với nhiều giao diện di động được Google xếp hạng cao hơn. Nếu trang web của doanh nghiệp được tối ưu cho thiết bị di động sẽ giúp khách hàng dễ nhìn thấy website khi tìm kiếm sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Website tương thích với nhiều giao diện di động được Google xếp hạng cao hơn.
Người dùng Internet thường ít kiên nhẫn hơn. Thông thường, 64% người dùng smartphone muốn tốc độ tải trang trên điện thoại trong khoảng 4s. Nếu tốc độ tải trang quá lâu thì khách hàng tiềm năng có thể sẽ thoát ra trước khi tải xong website. Vì vậy, nâng cấp website với những công nghệ mới từ các đơn vị thiết kế website uy tín sẽ giúp ích rất nhiều cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Các bước nâng cấp website
2.1 Xem lại nội dung và thiết kế
Hãy đánh giá kỹ lưỡng trang web hiện tại của doanh nghiệp. Tại thời điểm này, bạn không cần phải tạo ra bất kỳ nội dung mới nào mà chỉ đơn giản là kiểm tra xem nội dung nào hoạt động tốt và nội dung nào không. Bằng cách này, bạn sẽ có thể lập danh sách rõ ràng tất cả các chi tiết cần điều chỉnh trên website của mình.
Một lần nâng cấp website thường mất rất nhiều thời gian và công sức. Do đó, hãy cố gắng rà soát lại tất cả các vấn đề đang xảy ra trên website của mình. Bạn có thể kiểm tra cả 2 khía cạnh: nội dung trực quan (hình ảnh, video…) – nội dung bằng văn bản. Các liên kết nào đang bị lỗi, những hình ảnh nào không thể hiển thị… Bạn có thể lập ra một danh sách để chắc chắn mình có thể khắc phục hết các lỗi này.
Hãy kiểm tra lại tất cả nội dung trên website của bạn xem website đang có những vấn đề gì
2.2 Đánh giá trang web của đối thủ cạnh tranh
Bạn không biết làm sao để nâng cấp website sao cho tốt nhất? Các chuyên gia thường chia sẻ rằng, website nên độc đáo để gây ấn tượng với mọi người.
Nhưng cũng vì vậy, nhiều người tập trung quá nhiều vào sự sáng tạo trên website mà bỏ qua các điểm cốt lõi mình cần duy trì. Nếu làm chung ngành hàng, chắc chắn website của bạn và của đối thủ sẽ có “điểm giao”. Ví dụ, các website về ngành nha khoa – thẩm mỹ viện đều có chức năng đặt lịch cho khách hàng chẳng hạn.
Đôi khi chúng ta quá tập trung vào việc làm cho website của mình trở nên độc nhất mà bỏ qua các yếu tố cần thiết. Hãy xem qua khoảng 5-10 website tốt nhất trong ngành hàng của bạn, đánh giá xem họ có gì hay hơn mình và từ đó tận dụng các ưu điểm này để nâng cấp website của mình.
2.3 Tìm cảm hứng và xu hướng
Mỗi năm, các xu hướng thiết kế website thay đổi rất nhiều. Do đó, doanh nghiệp cần dành thời gian để tìm cảm hứng cho website của mình cũng như cập nhật các xu hướng xây dựng website mới nhất hiện nay, từ xu hướng thiết kế giao diện đến kiểu chữ, hình minh họa… để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người truy cập.
Bạn có thể đón đọc tạp chí và các bài đăng trên blog về xu hướng thiết kế web cũng như tham khảo một số website chuyên về xây dựng giao diện website như Dribbble và Behance.
2.4 Khảo sát khách hàng tiềm năng
Khách hàng tiềm năng chính là một trong những nhóm người thường xuyên truy cập vào website của bạn nhất. Họ cũng là những người có thể tạo ra doanh thu cho bạn. Vì thế, hãy khảo sát ý kiến của họ trước và sau khi nâng cấp website xem họ đang nghĩ gì, cảm nhận như thế nào về lần nâng cấp website này.
Ý kiến, đánh giá của khách hàng tiềm năng đóng vai trò vô cùng quan trọng
Để làm khảo sát, bạn có thể thực hiện các chiến dịch điền form khảo sát trên fanpage, gửi email marketing hay đơn giản là hiện form khảo sát trực tiếp trên website của bạn. Và để khách hàng tích cực điền thông tin vào các khảo sát này, bạn có thể cân nhắc tạo nên một số món quà nhỏ nữa đấy!
2.5 Thử nghiệm testing A/B
Bạn có rất nhiều ý tưởng để thử nghiệm trong lần cập nhật website này? Tuy nhiên, bạn không biết ý tưởng nào là tốt nhất? Hãy dành thời gian để thử nghiệm nhiều giải pháp khác nhau.
Bạn có thể chọn ra 2 ý tưởng mà bạn cho là tốt nhất. Ví dụ, cập nhật giao diện trang web theo theme light và dark. Sau đó, phân tích xem giao diện nào sẽ hoạt động tốt hơn.
Để có kết luận cụ thể điều gì khiến website của bạn tuyệt vời hơn trong lần nâng cấp website này, bạn có thể tạo hai phiên bản, sau đó, bạn có thể để người dùng truy cập được trải nghiệm ngẫu nhiên một trong hai phiên bản. Trong một thời gian nhất định như một tuần hoặc hai tuần, đo lường tổng số lượt truy cập, tỷ lệ thoát, thời gian trung bình mọi người ở trên website và các chỉ số liên quan để biết người dùng có xu hướng yêu thích phiên bản nào của website hơn.
Các mẫu testing A/B giúp bạn tìm được phiên bản tốt nhất cho website của mình
Để nâng cấp, cải thiện website của mình cần nhiều thời gian. Hơn nữa, người thực hiện cũng cần có trải nghiệm và kỹ năng phân tích để có thể đưa ra những cập nhật tốt nhất cho website.
3. Nuôi dưỡng và chuyển đổi mối quan hệ với khách hàng B2B thông qua website như thế nào?
Với hơn 10 năm kinh nghiệm và cộng hưởng từ hệ sinh thái truyền thông (Content Marketing, Performance Marketing & Design) và công nghệ của Vân Tay Media, Letweb cung cấp những giải pháp thiết kế và nâng cấp website dành cho B2B Marketing:
Bảng giá thiết kế trang web của Letweb
Ưu điểm khi nâng cấp website tại Letweb
Tiết kiệm thời gian và chỉn chu ngay từ đầu
Cạnh tranh với đối thủ nhờ website chuẩn SEO
Tăng khả năng thu hút và giữ chân khách hàng tiềm năng
Tốc độ tải trang < 4s
Website đa ngôn ngữ, dễ dàng giao tiếp với khách hàng quốc tế
Website hỗ trợ Inbound Marketing giúp thu hút khách hàng B2B tìm đến và giữ chân
Nếu doanh nghiệp của bạn chưa thể xây dựng đội ngũ riêng để phụ trách các nhiệm vụ liên quan đến việc nâng cấp và cải thiện website, hãy để Letweb giúp bạn làm điều đó nhé!
Letweb – Đơn vị cung cấp giải pháp xây dựng và phát triển website chuyên dụng cho marketing, sẽ mang đến những thành phẩm tối ưu về nội dung lẫn giao diện. Nếu đó là điều bạn cần, hãy kết nối ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí từ A đến Z!
Thông tin chi tiết liên hệ:
Địa chỉ: Vinhomes Central Park, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TPHCM.